Nguyên nhân máy giặt vắt không khô và cách khắc phục

Máy giặt vắt không khô hoặc không vắt là một sự cố khá thường gặp. Điều này sẽ đặc biệt gây phiền toái vào mùa mưa, khiến quần áo, chăn màn dễ bị ẩm mốc. Vậy bạn cần làm gì trong tình huống này? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục máy giặt vắt không khô trong bài viết sau đây nhé!

Máy giặt vắt không khô do bị quá tải

Tất cả các dòng máy giặt đều được nhà sản xuất khuyến cáo về khối lượng quần áo tối đa có thể giặt. Nếu bạn giặt vượt quá khối lượng cho phép thì máy giặt sẽ không thể vắt khô đồ như bình thường.

Ví dụ, khối lượng giặt tối đa của dòng máy Aqua AQW-S80AT là 8.0 Kg (tính trên khối lượng quần áo khô). Như vậy, nếu đồ cần giặt của bạn lớn hơn 8 Kg thì có thể xảy ra hiện tượng máy giặt Aqua vắt không khô.

Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần lấy bớt quần áo trong lồng giặt ra là được. Lưu ý, mỗi mẻ giặt, chỉ nên cho khoảng 70 – 80% khối lượng tối đa ghi trên máy giặt để đảm bảo hiệu quả giặt giũ.

Máy giặt quá ít quần áo

Hiện tượng này thường xảy ra đối với các máy giặt lồng ngang như Electrolux. Khi giặt đồ với lượng quá ít, áo quần có thể bị dồn xoắn về một góc, gây mất cân bằng và khiến máy không thể hoàn thành được hết chu trình. Từ đó, dẫn đến hiện tượng máy giặt Electrolux vắt không khô.

Với trường hợp trên, bạn chỉ cần chỉnh lại đồ trong lồng giặt cho cân đối và gom thêm nhiều quần áo để giặt là ổn.

Vị trí đặt máy giặt không cân bằng

Đây là một nguyên nhân khá phổ biến khiến cho các dòng máy giặt như: máy giặt LG, máy giặt Sanyo, máy giặt Toshiba, máy giặt Samsung vắt không khô. Nếu bị đặt ở vị trí không cân bằng thì máy sẽ bị rung lắc mạnh và không thể thực hiện chu trình vắt hiệu quả.

Do đó, bạn cần kiểm tra để đảm bảo 4 chân máy được đặt chắc chắn trên sàn. Nếu phát hiện chân máy giặt bị chênh nghiêng thì hãy điều chỉnh cho cân, sau đó khởi động lại chương trình vắt là được.

Máy giặt vắt không khô do bộ lọc hoặc đường ống xả bị tắc nghẽn

Khi ống xả tắc nghẽn thì nước sẽ không có đường thoát và bị tích tụ lại bên trong lồng giặt. Việc này khiến cho máy giặt không thể hoàn thành chu trình vắt quần áo như bình thường được.

Để xử lý tình huống này, bạn cần:

  • Kiểm tra đường ống xả và bộ lọc.
  • Nếu ống xả tắc do cặn bẩn thì cần làm vệ sinh bộ lọc và đường ống sạch sẽ.
  • Nếu ống bị đè, vặn xoắn thì cần lấy vật nặng ra khỏi đường ống và chỉnh lại.
  • Nếu phát hiện ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như nứt đường ống, có thể thay ống xả mới hoặc gọi thợ sửa chữa máy giặt đến để được hỗ trợ.

Bộ phận cấp nước bị rò rỉ

Máy giặt Samsung, máy giặt Electrolux, máy giặt LG vắt không khô có thể là do van cấp nước bị hỏng, khiến cho nước chảy vào lồng giặt không ngừng. Khi đó, dù áo quần đã được vắt thì vẫn còn ẩm ướt.

Để xử lý trình trạng này, bạn cần kiểm tra và vệ sinh bộ phận cấp nước thật sạch sẽ và lắp đặt lại như cũ. Nếu vẫn thấy nước tiếp tục rò rỉ vào lồng giặt, khiến quần áo vắt không khô thì hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa để kiểm tra, thay van cấp nước mới.

Chương trình máy giặt bị lỗi

Tuy hiếm khi xảy ra nhưng chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng máy giặt vắt không khô là do mạch điều khiển trung tâm, chương trình vắt bị lỗi.

Đối với các vấn đề liên quan đến board mạch, bảng điều khiển như thế này, bạn cần gọi cho trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa máy giặt, chứ không nên tìm cách tự khắc phục tại nhà. Với kinh nghiệm từng xử lý nhiều trường hợp máy giặt LG, máy giặt Toshiba, máy giặt Sanyo vắt không khô, đơn vị sửa chữa sẽ giúp bạn khắc phục sự cố an toàn, hiệu quả.

Dây đai của máy giặt bị hỏng

Sau một thời gian sử dụng, dây curoa có thể bị giãn hoặc đứt (lỗi này chỉ xảy ra với máy giặt dùng dây curoa, không xảy ra với máy giặt truyền động trực tiếp). Do đó, máy giặt không thể vắt được như bình thường. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tự thay dây theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Dùng tua vít tháo nắp thùng máy giặt

Nắp thùng thường nằm ở sau lưng đối với máy giặt cửa ngang hoặc ở bên dưới đối với máy giặt cửa trên.

Bước 2: Đặt máy trên một tấm lót lớn và tìm vị trí của dây curoa.

Dây curoa là sợi dây cao su liên kết giữa ròng rọc và động cơ. Vị trí dây curoa thường nằm bên dưới (đối với máy giặt cửa trên) hoặc phía sau lưng (đối với máy giặt cửa trước).

Bước 3: Tháo dây curoa bằng cách gỡ các khớp nối và nhẹ nhàng trượt dây ra khỏi động cơ.

Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ động cơ, ròng rọc

Bước 5: Thay dây curoa mới vào và gắn lại các khớp nối trên vành đai.

Bước 6: Đậy nắp thùng máy giặt lại và đặt máy về vị trí cũ.

Lưu ý, bạn cần xem thông số in trên dây curoa cũ của máy giặt (M18, M18.5, M19, M19.5) để chọn dây mới có kích thước phù hợp. Nếu không có đủ kỹ năng cần thiết, thì tốt nhất bạn nên nhờ trung tâm bảo hành, sửa chữa đến để xử lý giúp.

Tham khảo thêm:

  • Dịch vụ vệ sinh máy giặt Đà Nẵng
  • Dịch vụ sửa máy giặt tại nhà Đà Nẵng

Trên đây là nguyên nhân khiến các dòng máy giặt phổ biến như: máy giặt Aqua, máy giặt Electrolux, máy giặt LG, máy giặt Toshiba vắt không khô và cách khắc phục tương ứng. Hy vọng dựa vào những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để sửa chữa máy giặt cho gia đình. Chúc bạn thành công!

Rate this post
0971 303 292
Bạn vui lòng chờ