Tủ Lạnh Bị Đóng Tuyết: Nguyên Nhân & Cách Sửa Chữa

Tủ lạnh bị đóng tuyết là điều mà không ai mong muốn nhưng đôi khi chúng ta vẫn gặp tình trạng khó chịu này. Vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết này cũng như cách khắc phục để mau chóng dùng lại được. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Điện Lạnh Bách Khoa để có thể hiểu rõ và nắm bắt được cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.

Quan tâm: Sửa Chữa Tủ Lạnh Tại nhà Giá Rẻ 24/24 – Điện Lạnh Bách Khoa

Tủ lạnh đóng tuyết là hiện tượng gì?

Tủ lạnh bao gồm 2 ngăn. Đó là ngăn đá và ngăn mát. Hiện tượng đóng tuyết sẽ diễn ra trên ngăn đá, đó là một hiện tượng có những mảng tuyết trắng được bám ở bên trên cùng của thành tủ lạnh. Nó có thể lan ra khắp các ngăn trên và ngăn bên dưới (ngăn đựng thực phẩm) của tủ lạnh. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu suất của tủ lạnh.

Sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết
Sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết

Tủ lạnh bị đóng tuyết quá lâu, lớp tuyết càng nhiều và sẽ xảy ra nhiều bất lợi cho tủ. Ví dụ như: làm cho thực phẩm bị đông đá theo, tốn thời gian làm lạnh nhiều hơn và thời gian sử dụng bị giảm sút.

Tác hại của tủ lạnh khi bị đóng tuyết

Có rất nhiều tác hại của việc tủ lạnh bị đóng tuyết, có thể kể đến như:

Các thực phẩm dự trữ trong tủ không được đảm bảo về chất lượng

Nếu tủ lạnh bị đóng đá cả hai ngăn sẽ gây ảnh hưởng đến ngăn chứa thực phẩm. Khi bị đóng đá, chúng ta cho thực phẩm vào sẽ gây ra hiện tượng thực phẩm bị đông đá. Từ đó làm giảm thời gian sử dụng của thực phẩm.

Ngoài ra, lớp tuyết dày cũng có thể ảnh hưởng đến không gian đựng thực phẩm ở trong đó. Nó khiến cho diện tích sử dụng bị hẹp lại, khiến cho dung tích của tủ lạnh bị giảm đi.

Công suất hoạt động của thiết bị tủ lạnh bị giảm bớt, tiêu hao điện năng sử dụng

Tủ lạnh sẽ chỉ hoạt động bình thường khi nó làm đông đá ngăn trên và làm mát cho thực phẩm bên dưới. Nhưng khi tủ lạnh bị đóng tuyết thì nó sẽ tốn nhiều điện năng sử dụng hơn. Vì nó vừa phải tiêu hao cho việc đóng tuyết vừa phải tiêu hao cho việc làm mát thực phẩm.

Thời gian dọn dẹp nhiều lần, tốn thời gian

Hiện tượng đóng tuyết ở tủ cản trở các quá trình hoạt động của tủ lạnh. Vì vậy chúng ta thường xuyên phải làm sạch tủ lạnh, xử lý những chỗ bị đóng tuyết để có không gian cho các loại thực phẩm khác. Vì vậy sẽ mất nhiều thời gian khi tủ lạnh bị đóng tuyết.

Hiểu được nguyên nhân vì sao tủ lạnh bị đóng tuyết, bạn sẽ biết cách sửa chữa tủ lạnh tại nhà và thuê thợ một cách tiết kiệm nhất.

Nguyên nhân gây nên tình trạng đóng tuyết ở tủ lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết. Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân là gì, chúng ta sẽ dễ dàng khắc phục được sự cố đó. Từ đó làm cho tủ lạnh hoạt động bình thường trở lại

Sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết
Nguyên nhân gây nên tình trạng đóng tuyết ở tủ lạnh

Rơ-le hoạt động không bình thường hoặc đã có dấu hiệu bị hỏng

Rơ-le là một trong những bộ phận rất cần thiết trong tủ lạnh. Nó được đặt ở vị trí trong ngăn mát thực phẩm hoặc có thể nằm sau lưng tủ lạnh. Nhiệm vụ của rơ-le đó là chuyển mạch ngắt máy nén sang một chế độ khác, gọi là xả đá.

Nếu rơ-le hoạt động không bình thường thì quá trình đó không được diễn ra, từ đó làm cháy cuộn dây mô tơ khiến cho đá trở nên đóng tuyết.

Cầu chì nhiệt bị hỏng hoặc đã bị đứt mạch

Cầu chì nhiệt cũng là một trong những bộ phận quan trọng của thiết bị tủ lạnh. Vì thế khi tủ lạnh có hiện tượng bị đóng tuyết thì chúng ta cũng cần để ý tới cầu chì nhiệt. Nếu việc xả đá quá lâu sẽ gây nên hiện tượng nóng tủ lạnh rất nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu phát hiện cầu chỉ bị đứt thì bộ phận xả đá sẽ hoạt động manh hơn và tình trạng đóng tuyết sẽ diễn ra ngay lập tức.

Âm tủ lạnh không được thông mạch

Âm tủ lạnh là một rơ-le xả tuyết, nó có tác dụng bảo đảm cho thanh điện trở xả tuyết hoạt động một cách tốt khi xuất hiện thấy tuyết phủ đầy. Nó ngăn chặn các thanh điện trở hoạt động bình thường, ngăn chặn được điện trở đốt nóng khi không cần thiết.

Vì vậy, tủ lạnh bị đóng tuyết thì âm tủ lạnh có thể là một trong những nguyên nhân gây ra việc này.

Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Nếu chúng ta mua tủ lạnh về nhưng chúng ta không dành nhiều thời gian để vệ sinh tủ lạnh định kì thì đó cũng là những nguyên nhân gây nên việc tủ lạnh bị đóng tuyết. Điều đó sẽ làm cho tủ lạnh bị bẩn, mùi bốc ra hoặc có một số loại thực phẩm thừa không lấy ra khiến cho quá trình truyền nhiệt giảm, làm cho rơ-le bị nghẽn hoạt động.

Vì vậy, chúng ta nên dành nhiều thời gian cho việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên giúp cho tuổi thọ của tủ lạnh được lâu hơn.

Điện trở gia nhiệt đã bị đứt quãng

Điện trở gia nhiệt giúp cho tủ lạnh ổn định điện năng khi có dòng điện quá tải chạy qua. Nếu nó bị đứt thì việc kiểm soát điện năng sẽ bị mất, làm cho việc kiểm soát trở nên khó khăn. Từ đó đẫn đến việc tủ lạnh hoạt động không được ổn định và dễ bị hỏng nhanh hơn.

Xem thêm >> Một Số Cách Sửa Chữa Tủ Lạnh Không Đông Đá Đơn Giản Nhất

Cách sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà đơn giản nhất

Sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết
Cách sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết đơn giản nhất

Khi biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng tuyết là gì, chúng ta có thể dễ dàng nhanh chóng thực hiện các bước sửa chữa đơn giản giúp cho tủ lạnh trở về trạng thái hoạt động như ban đầu. Nếu tủ lạnh không may gặp phải một số vấn đề quan trọng như: cầu chì nhiệt, hỏng rơ-le,… thì chúng ta nên gọi điện cho thợ sửa tủ lạnh tại nhà của các trung tâm đến để thay một số bộ phận bị hỏng.

Ngoài ra, khi tủ lạnh bị đóng tuyết, ta thường làm những bước như sau:

Bước 1: Tắt nút điều chỉnh nhiệt độ của ngăn đông hoặc ngắt điện trong suốt quá trình xả tuyết để tiết kiệm được một phần điện năng thất thoát do quá trình mở cửa tủ lạnh để vệ sinh tủ lạnh.

Bước 2: Dọn dẹp, lấy các thực phẩm, khay đá trong tủ đông ra ngoài để dễ dàng trong việc xả đông tuyết. Đối với các thực phẩm mang ra ngoài, bạn hãy đặt chúng vào thùng đá để thực phẩm luôn giữ được độ tươi.

Bước 3: Tìm xem trong tủ lạnh có ngăn thoát nước hay ống thoát nước hay không. Nếu có hãy thông ống dài hơn để nước được chảy ra nơi xả.

Bước 4: Rã đông tủ lạnh. Có rất nhiều cách để rã đông tủ, lúc này bạn hãy dùng các cách thông thường như: đợi đá tan, dùng máy sấy tóc hoặc quạt gió để thúc đẩy quá trình rã đông tủ.

Bước 5: Say khi tuyết đã tan ra, bạn hãy dùng dụng cụ chuyên dụng để gỡ các tảng băng ra. Lưu ý không nên dùng các vật sắc nhọn hay lưỡi dao. Vì chúng sẽ gây hư hại cho các bộ phận của tủ hoặc thậm chí còn gây ra tình trạng rò rỉ ga.

Bước 6: Sau khi tuyết đã được gỡ ra hết, hãy dùng một chiếc khăn sạch lau lại hết toàn bộ ngăn đá để hạn chế được tình trạng nước tràn ra khắp nhà.

Bước 7: Lắp ráp lại các thiết bị và bỏ thực phẩm vào một cách ngăn nắp.

Mẹo để tủ lạnh không gặp hiện tượng đóng tuyết

Đã có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc gửi Điện Lạnh Bách Khoa với vấn đề tủ lạnh đóng tuyết có hại điện hay không? Làm sao để tránh được hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết này?

Sửa chữa tủ lạnh bị đóng tuyết
Mẹo để tủ lạnh không gặp hiện tượng đóng tuyết

Đừng lo nhé, sau đây Điện Lạnh Bách Khoa sẽ hướng dẫn cho bạn một vài bí quyết cơ bản giúp cho tủ lạnh nhà bạn luôn bền và sử dụng lâu dài nhất

  • Dự trữ một lượng thực phẩm vừa đủ, không nên dự trữ hoặc cho quá nhiều thức ăn vào trong tủ. Vì khi tủ lạnh chạy quá công suất quy định sẽ dẫn đến các hư hỏng khác
  • Sau khi sử dụng xong phải luôn đóng kín cánh cửa tủ lạnh, tránh tình trạng hở tủ gây ra thoát hơi
  • Không nên để tủ lạnh hoạt động liên tục trong thời gian quá dài, đôi lúc bạn cũng nên xả đá và lau chùi tủ lạnh thường xuyên để không còn mùi hôi bám dai dẳng.
  • Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp tùy vào lượng thực phẩm đang dự trữ trong tủ. Không nên điều chỉnh quá thấp cũng như không nên để nhiệt độ quá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của tủ.
  • Thường xuyên kiểm tra các bộ phận thiết bị khác để đảm bảo tủ lạnh luôn được sử dụng trong trạng thái tốt nhất. Vì nhiều khi việc lơ là sẽ dẫn đến các lỗi nhỏ của tủ trở nên nặng hơn, khiến cho việc sửa chữa lâu hơn
  • Vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ sẽ giúp cho thiết bị tủ lạnh luôn được sạch sẽ và gọn gàng, nên tránh tình trạng bừa bộn trong tủ
  • Bơm ga tủ lạnh ngay nếu cảm thấy tủ lạnh đã bị mất hơi lạnh hoặc ga bị xì ra phía ngoài. Vì khi tủ lạnh hết ga, tủ lạnh sẽ không còn lạnh và gây ra tình trạng rò rỉ nước

Trên đây là bài viết đầy đủ giới thiệu về hiện tượng đóng tuyết ở tủ lạnh là gì, nguyên nhân và cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết ra sao. Mong rằng bạn đọc có thể đọc kĩ và áp dụng tốt trong cuộc sống để giúp cho tủ lạnh được sử dụng lâu hơn!

Nếu những cách tư vấn tự sửa tủ lạnh bị đóng tuyết trên đây không khắc phục được hiện tượng đông tuyết. Bạn hãy liên hệ ngay đến dịch vụ sửa chữa tủ lạnh của trung tâm Điện Lạnh Bách Khoa chúng tôi qua Hotline: 0971 303 292 . Trung tâm cam kết sẽ giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0971 303 292